TITAN

TITAN

TITAN

Bất động sản Thuận Việt Group

Bất động sản Thuận Việt Group
Bất động sản Thuận Việt Group
Môi giới nổi bật
nhà đất nổi bật

TITAN

TITAN

Titan hay titani là một nguyên tố hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 22. Titan là một kim loại chuyển tiếp có màu trắng bạc, tỉ trọng thấp và độ bền cao. Titan không bị ăn mòn trong nước biển, nước cường toan và clo.

Titan được William Gregor phát hiện ở Cornwall, Anh năm 1791, và nó được Martin Heinrich Klaproth đặt tên theo tên Titan trong thần thoại Hy Lạp. Nguyên tố xuất hiện trong các tích tụ khoáng sản, chủ yếu ở dạng rutil và ilmenit, các khoáng này phân bố rộng khắp trong vỏ Trái đấtvà thạch quyển, và nó cũng được tìm thấy trong hầu hết các sinh vật sống. vực nước, đá, và đất.[3] Kim loại được tách ra từ các quặng chính của titan bằng phương pháp Kroll[4] và công nghệ Hunter. Hợp chất phổ biến nhất là titan điôxít là một chất quang xúc tác phổ biến và được sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất tạo màu trắng.[5] Các hợp chất khác gồm titan tetraclorua (TiCl4), thành phần của smoke screens and catalysts; và titan triclorua (TiCl3), được dùng làm chất xúc tác trong sản xuất polypropylen.

Titan được dùng trong các hợp kim cứng và nhẹ (đặc biệt là với sắt và nhôm) được ứng dụng trong các động cơ phản lực, tên lửa hành trình, và phi thuyền), quân đội, quy trình công nghiệp (hóa học và hóa dầu, nhà máy lọc nước biển và giấy), hệ tự động, thực phẩm nông nghiệp, bộ phận giả trong y học, cấy chỉnh hình, chân răng nhân tạo (dental implant), thiết bị nội nha, đồ thể thao, trang sức, điện thoại di động, và các ứng dụng khác.

Hai tính chất được ứng dụng nhiều nhất ở dạng kim loại là chống ăn mòn và tỉ lệ độ bền-tỉ trọng cao nhất trong tất cả các nguyên tố kim loại.[6] Ở dạng không tạo hợp kim, titan bền như thép, nhưng nhẹ hơn.[7] Titan có dạng dạng thù hình[8] và 5 đồng vị tự nhiên 46Ti đến 50Ti, với 48Ti là loại phổ biến nhất (73,8%).[9] Mặc dù chúng có cùng số electron hóa trị và cùng nhóm trong bảng tuần hoàn, titan và zirconi khác nhau nhiều điểm về tính chất hóa học và vật lý

Kim loại này tạo một lớp ôxít bảo vệ bên ngoài (nên nó có thể chống ăn mòn) trong không khí ở nhiệt độ cao nhưng ở nhiệt độ phòng nó chống lại sự xỉn màu. Kim loại này khi được đốt ở 610 °C hoặc cao hơn trong không khí sẽ tạo thành titan điôxít, và nó cũng là một trong những kim loại có thể cháy trong khí nitơ tinh khiết (nó cháy ở 800 °C và tạo thành titan nitrit). Titan cũng không bị tan trong axít sulfuric và dung dịch axít clohyđric, cũng như khí clo, nước clo và hầu hết axít hữu cơ. Nó cũng thuận từ (ít hấp dẫn bởi nam châm) và ít dẫn điệnvà dẫn nhiệt.

Titan được phát hiện ở dạng bao thể trong một khoáng vật ở Cornwall, Vương quốc Anh, năm 1791 bởi nhà địa chất học và linh mục William Gregor, sau này là Creed.[19] Ông đã nhận ra sự có mặt của nguyên tố mới trong ilmenit(FeTiO3) và đặt tên nó là menachit[5] khi ông thấy cát đen trong một dòng suối ở gẩn Manaccan và phát hiện rằng loại cát này có thể bị nam châm hút.[19] Khi phân tích cát, ông xác định được sự hiện diện của 2 ôxit kim loại là sắt ôxít (giải thích cho việc hút nam châm) và 45,25% một ôxit kim loại mà ông chưa thể xác định.[15] Nhận thấy rằng ôxit chưa xác định được chứa một kim loại mà không thể khớp với bất kỳ nguyên tố nào đã biết, Gregor đã thông báo rằng các phát hiện của ông đến Hiệp hội địa chất hoàng gia Cornwall (Royal Geological Society of Cornwall) và tạp chí khoa học Đức Crell’s Annalen.[19][20]

Cùng khoảng thời gian đó, Franz Joseph Muller cũng tạo ra một chất tương tự, nhưng không thể xác định nó.[5] Nguyên tố được phát hiện lại một cách độc lập nhiều năm sau bởi nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth trong quặng rutil ở Boinik, thuộc Hungary (nay ở Slovakia).[19][21] Klaproth xác nhận nó là nguyên tố mới vào năm 1795 và đặt tên cho nó là Titan.[18] Sau khi nghe về phát hiện trước đó của Gregor, ông đã lấy mẫu manaccanit và xác nhận nó chứa titan.

Titan được lấy từ tên thần Titan, các con của Gaia và Uranus.

Kim loại này luôn khó tách ra được từ các quặng của nó. Titan kim loại tinh khiết (99,9%) được tách ra lần đầu vào năm 1910 bởi Matthew A. Hunter bằng cách nung TiCl4 với natri trong bom thép ở 700–800 °C bằng quy trình Hunter. Titan kim loại chưa được dùng bên ngoài phòng thí nghiệm cho đến năm 1946 khi William Justin Kroll chứng minh là titan có thể sản xuất thương mại bằng cách khử titan têtraclo với magiê bằng quy trình Kroll và phương pháp này vẫn còn dùng đến ngày nay.

Trong thập niên 1950–1960, Liên Xô mua hết titan trên thị trường thế giới như là một chiến thuật của Chiến tranh Lạnh nhằm ngăn cản quân đội Mỹ sử dụng nó. Mặc dầu vậy, Mỹ cũng có được một lượng lớn titan khi các công ty châu Âu mở mặt trận cho tình báo Mỹ mua nó.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Số điện thoại: 0913.678.758
Hotline: 0913.678.758

http://batdongsanthuanviet.com/khai-khoang.html

Thông tin khác

Đăng ký tư vấn

Để được tư vấn, xem nhà mẫu, giữ chỗ , đặt mua sản phẩm của chúng tôi


icon
0913678758